Bỗng dưng đau thắt - bệnh lý nguy hiểm của phụ nữ mãn kinh

Dấu hiệu của đau cơ xơ hóa: Đau không rõ nguyên nhân, trầm cảm, stress...

7 dấu hiệu cảnh báo sớm bệnh viêm khớp

Đau đầu mạn tính vì công nghệ hiện đại

Dopamine – Nguyên nhân gây ra cơn đau mạn tính

Làm thế nào tránh được căn bệnh đau nửa đầu kinh niên?

Đối với sinh lý nữ giới, sự thay đổi của hệ thống cơ thể đều diễn ra nhiều giai đoạn: Từ tuổi ấu thơ, tuổi dậy thì, tuổi trưởng thành, tuổi mãn kinh và tuổi già. Mãn kinh là thời kỳ chuyển đổi chức năng của người phụ nữ, từ chỗ hoạt động mạnh mẽ sang trạng thái thoái dần rồi kết thúc. Đó cũng là lúc nhiều căn bệnh nguy hiểm thi nhau kéo tới. Trong đó có hội chứng đau cơ xơ hóa.

Hội chứng đau cơ xơ hóa (ĐCXH, fibromyalgia) là tình trạng đau mạn tính bao gồm những cơn đau cơ, dây chằng, gân và các tổ chức phần mềm của cơ thể. Những cơn đau kèm theo cảm giác mệt mỏi, mất ngủ hoặc cứng khớp... có thể tiến triển nặng lên theo thời gian gây ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống, sinh hoạt và chất lượng sống của bệnh nhân. Đặc biệt, các triệu chứng ĐCXH thường bị chẩn đoán nhầm sang các bệnh rối loạn tâm trạng và lo lắng.

Triệu chứng đau cơ xơ hóa nói chung

Mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng ĐCXH khác nhau ở từng người và thông thường, các triệu chứng biến mất rồi sau đó quay trở lại. Khi bị ĐCXH, bệnh nhân thường cảm thấy đau nhức dữ dội lan tỏa toàn bộ cơ thể (tập trung ở vùng cổ, gáy, vai, lưng) mà không rõ nguyên nhân. Bệnh nhân có cảm giác đau sâu trong cơ, đau co thắt, đau như cắt hoặc đau rát bỏng ở một vùng gân, cơ hoặc tổ chức mềm quanh khớp.

Ngoài ra, triệu chứng ĐCXH thường bao gồm:

Bên cạnh đó, một số bệnh nhân còn bị rối loạn chức năng vận động của khớp thái dương hàm (nhai khó, há khó hoặc cảm giác cứng khớp thái dương hàm vào buổi sáng), tức ngực, nhạy cảm với ánh sáng hay tiếng động mạnh, bốc hỏa, hội chứng kích thích bàng quang...

Nguyên nhân của đau cơ xơ hóa

Hiện nay chưa xác định được nguyên nhân của hội chứng ĐCXH, tuy nhiên có một số giả thuyết đã được nghiên cứu và chấp thuận:

Yếu tố di truyền

Stress

Rối loạn giấc ngủ

Bất thường về Dopamin

Giảm hormone tăng trưởng

Dị ứng với hóa chất

Rối loạn căng thẳng sau chấn thương tâm lý (PTSD)

Nhạy cảm hoặc dị ứng thực phẩm

Virus

Mất cân bằng hormone

Tiêu hóa kém

Nấm Candida phát triển quá mức

Vẹo cột sống

Khiếm khuyết dẫn truyền thần kinh

Hội chứng ĐCXH gặp ở mọi lứa tuổi, nhưng hay gặp nhất là phụ nữ giai đoạn mãn kinh. Phụ nữ tiền mãn kinh - mãn kinh dễ mắc ĐCXH bởi sự thay đổi hormone estrogen khiến họ thưởng xuyên bị mất ngủ, căng thẳng, stress, trầm cảm... tác động đến sự khởi phát và tiến triển của bệnh.

Khi bị hội chứng ĐCXH, nhất thiết nên được điều trị y tế, kết hợp tập thể dục, thiết lập chế độ ăn khoa học, sử dụng các sản phẩm thực phẩm chức năng chiết xuất từ thảo dược, hoạt chất sinh học để cân bằng hormone nội tiết tố, giảm các triệu chứng của bệnh ĐCXH và các triệu chứng khó chịu khác mà mãn kinh gây ra.

Biết Tuốt H+

Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Cơ xương khớp